Việt Nam có tân đại sứ Mỹ mới vào tháng 11/2014

Tối ngày 17/11/2014, Thượng viện Mỹ vừa phê chuẩn ông Ted Osius làm tân đại sứ Mỹ mới tại Việt Nam, kế nhiệm David Shear, sau khi ông Ted Osius được tổng thống Mỹ đề cử giữ chức vụ này hồi tháng 5 này, ông là nhà ngoại giao kỳ cựu.

Tổng thống Mỹ Barack Obama hồi tháng 5 đề cử ông Osius giữ chức đại sứ tại Việt Nam. Tuy nhiên, ứng viên này phải chờ Ủy ban Đối ngoại và toàn bộ Thượng viện thông qua trước khi được giữ chức vụ.

tân đại sứ quán mỹ tại việt nam
Tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam – Ông Ted Osius (ảnh Twitter)

Ted Osius từng làm việc ở Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan và Philippines. Công việc gần đây nhất của ông là giáo sư trường National War College. Ông cũng là một nghiên cứu viên kỳ cựu ở Viện nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế (CSIS).

Trong phiên điều trần trước Thượng viện Mỹ hồi tháng 6, Osius cho rằng đã đến lúc Washington cân nhắc dỡ lệnh cấm bán và chuyển giao vũ khí sát thương cho Hà Nội. Bốn tháng sau đó, chính phủ Mỹ tuyên bố dỡ một phần lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Đây được coi là một động thái có ý nghĩa lớn, gần 40 năm sau khi chiến tranh kết thúc.

Ted Osius từng bày tỏ rằng được trở thành đại sứ Mỹ ở Việt Nam, đối với ông, là “giấc mơ trở thành hiện thực”. Ông từng đi khắp Việt Nam, và có lần đạp xe từ Hà Nội và TPHCM. Ông từng phục vụ trong phái đoàn ngoại giao Mỹ tại Việt Nam sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ.

Ba nhà ngoại giao cũng được phê chuẩn cùng ông Osius là bà Barbara Leaf, đại sứ mới tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Erica J. Barks Ruggles, đại sứ mới tại Rwanda, Karen Clark Stanton, đại sứ mới tại Đông Timor.

Đôi nét về Tân đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam:

Tân đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam – Ông Ted Osius thành thạo khá nhiều ngoại ngữ và dành phần lớn thời gian làm việc tại châu Á trong sự nghiệp ngoại giao. Ông từng nói rằng việc trở thành đại sứ Mỹ tại Việt Nam giống như một giấc mơ thành hiện thực.

Ngày 24/6, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ gửi đề cử chức vụ đại sứ Mỹ tại Việt Nam của ông Ted Osius lên toàn thể Thượng viện để xét duyệt. Trước đó, ông đã có bài phát biểu ấn tượng tại phiên điều trần của ủy ban, chia sẻ những kinh nghiệm làm việc, kỷ niệm tại Việt Nam cũng như những đánh giá và định hướng hoạt động nếu trở thành tân đại sứ Mỹ.

“Với tôi, đây là giấc mơ thành hiện thực”, ông Osius nói trước ủy ban. Năm 1996, ông trở thành một trong những nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên làm việc ở Việt Nam kể từ khi chiến tranh kết thúc. Một năm sau đó, ông giúp mở Lãnh sự quán Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh. “Tôi thích thú khi có cơ hội giúp Mỹ kết bạn tại mảnh đất từng chỉ khiến người Mỹ nhớ về một cuộc chiến tranh”, ông nói.

Ted Osius đã hỗ trợ ông Pete Peterson, đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam sau khi bình thường hóa, khi ông đặt nền tảng cho mối quan hệ mới giữa hai nước. Ông cũng từng đại diện phó Tổng thống Al Gore, tham gia đội chuẩn bị hiệp định thương mại song phương với Việt Nam, và tháp tùng Tổng thống Bill Clinton trong chuyến thăm lịch sử năm 2000.

Ông Osius từng đi khắp Việt Nam, có lần đạp xe hơn 1.930 km từ Hà Nội tới thành phố Hồ Chí Minh.

“Tại khu phi quân sự cũ, tôi đứng trên một cây cầu, nhìn chăm chăm vào những cái hố trông như những cái ao nằm rải rác. Một người phụ nữ lớn tuổi nói bằng tiếng Việt rằng đó không phải là ao, mà là những nơi bom trút xuống. Trong đó có cả ngôi làng của bà. Khi tôi nói với bà rằng tôi đại diện cho chính phủ và nhân dân Mỹ, bà đáp lại bằng một câu khiến tiếng Việt trở thành thứ ngôn ngữ rất đỗi ấm áp: ‘Hôm nay, chúng ta là anh chị em'”, ông Osius kể trong bản điều trần.

“Từ những khởi đầu đó, tôi chứng kiến quan hệ của chúng ta (Mỹ) với Việt Nam phát triển thành quan hệ đối tác quan trọng, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau và những lợi ích chiến lược chung. Như Ngoại trưởng Kerry năm ngoái nói ở Hà Nội, “một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập, tôn trọng pháp quyền và nhân quyền sẽ là một đối tác rất quan trọng của Mỹ trước những thách thức khu vực và toàn cầu”, ứng viên đại sứ đánh giá.

Ông Osius cũng cho rằng khi còn ở Thượng viện, ông John Kerry, cùng Thượng nghị sĩ John McCain, đã làm việc để đảm bảo rằng người Mỹ không chỉ nhìn Việt Nam như một cuộc chiến nữa, mà là một quốc gia và dân tộc nước Mỹ có thể hợp tác một cách hòa bình. “Họ nhìn ra ngoài những hố bom và thấy hy vọng trong tương lai”, ông Osius cho hay.

“Nếu được chấp thuận, tôi sẽ tăng cường mối quan hệ đang kết gắn kết hai dân tộc của chúng ta”, ông Osius nói, đề cập đến những điểm nhấn trong quan hệ song phương như trao đổi giáo dục, thương mại. Ông cũng dự định tiếp nối những nỗ lực của người tiền nhiệm nhằm làm sâu rộng hơn nữa cam kết của Mỹ.

Tân đại sứ có bằng đại học ngành xã hội học tại Harvard College năm 1994 và thạc sĩ về kinh tế quốc tế và chính sách đối ngoại Mỹ tại trường Cao học về Nghiên cứu Quốc tế (SAIS) thuộc Ðại học Johns Hopkins năm 1989.

Trong 25 năm làm ngoại giao, ông Osius dành phần lớn thời gian làm việc ở châu Á, như các các nước Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Philippines. Ông có thể nói tiếng Việt, Pháp, Italy, một chút ít tiếng Arab, Hindi, Thái, Nhật và Indonesia. Công việc gần đây nhất của ông là làm giáo sư trường National War College. Ông cũng là một nghiên cứu viên kỳ cựu ở Viện nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế (CSIS).

đại sứ quán mỹ ở việt nam
Ông Ted Osius cùng bạn đời Clayton Bond cùng con trai nuôi

Theo Age, ông Osius là đại sứ Mỹ công khai đồng tính đầu tiên tại châu Á. Ông kết hôn với bạn đời Clayton Bond tại Vancouver, Canada. Họ có một con trai. Ông cũng nói thêm rằng ông không gặp khó khăn gì với cả chính phủ lẫn người dân trên đường phố ở các nước ông tới làm việc.

Du học Á Châu – Tổng hợp (theo Vnexpress)

CTY TNHH ĐẦU TƯ GIÁO DỤC – DU HỌC – DU LỊCH Á CHÂU
(DỊCH VỤ DU HỌC, DU LỊCH UY TÍN TẠI TP.HCM)
Địa chỉ: 330 Trường Chinh, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM
Điện thoại: (08) 38. 127 196 (5 lines)
Fax: (08) 38. 123 705
Hotline 24/24: 0938 894569 (Ms Vân)
Email: AChauDuHoc@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/congtyduhocachau
Website: https://duhocachau.com.vn/

công ty du học Mỹ | công ty du học uy tín | tư vấn du học Úc

0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được thích nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x